VAY VỐN Bà Chúa Kho - những điều cần biết

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, hiếm có ngôi đền nhỏ nào lại thu hút được nhiều khách thập phương, đặc biệt là giới kinh doanh, buôn bán như Đền Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh, bởi nơi đây được dân gian truyền tụng là “ngân hàng vàng mã” và rất linh thiêng.

Tuor du xuân đền Bà Chúa Kho

Sự tích Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh
Tương truyền, bà Chúa Kho là người phụ nữ nhan sắc, lại khéo tổ chức sản xuất, tích trữ lương thực, trông nom kho tàng quốc gia trong và sau chiến thắng Như Nguyệt (1076) do Lý Thường Kiệt lãnh đạo. Bà còn có công chiêu dân lập ấp ở vùng Quả Cảm, Cô Mễ, Thượng Ðồng, giúp người dân khai khẩn đất đai nông nghiệp.

Sau này bà trở thành hoàng hậu dưới triều Lý, giúp nhà vua trong việc kinh bang đất nước, giữ gìn kho lương. Bà bị giặc sát hại trong lúc phát lương cứu đỡ dân làng. Cảm kích tấm lòng bao dung của bà, nhà vua đã phong bà là Phúc Thần. Nhân dân Cô Mễ nhớ ơn và lập đền Bà Chúa Kho tại vị trí kho lương cũ trên Núi Kho

Lễ hội Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh
- Có người đến cầu an, cầu lộc, nhưng đa phần đến để “vay vốn” Bà Chúa Kho, mong cho một năm vốn liếng dồi dào, làm ăn phát đạt... Tâm lý “vay vốn” của người dân cũng bắt nguồn từ những huyền tích xưa, và được củng cố thêm rằng “dù trải qua kháng chiến ác liệt thì ngôi đền này vẫn trụ vững”.
Nghi thức “vay vốn” cũng rất rõ ràng, người ta ghi trong sớ là vay bao nhiêu, làm gì, và bao lâu sẽ trả. Thậm chí có người còn hứa là vay 1 trả 3, trả 10... với quan niệm đã vay thì phải trả, nên dù có làm ăn tốt hay không, người ta vẫn giữ đúng lời hứa, tức là tạ lễ cuối năm ở đền Bà Chúa Kho.
Hành động “vay- trả” thể hiện cảm quan duy tâm vốn phổ biến trong giới kinh doanh người Việt và Á Đông. Việc đi lễ đền Bà Chúa kho mang đến cho họ một tâm thế tự tin để khởi sự công việc trong năm vì sẽ có thần linh phù hộ. Mặt khác, nguyên tắc đã “vay” thì có “trả” được những người đi lễ ý thức như một cam kết tâm linh, khiến họ không ngừng cố gắng vươn lên để giữ “chữ tín” với Bà. Với ý niệm này, tâm linh và thế tục đã có sự hòa quyện.

1. Trình tự vào đền
Khi tới Bắc Ninh, chị nào chưa có kinh nghiệm thì tới thẳng đền bà chúa tại Làng Cổ Mễ, Phường Vũ Ninh. Còn nếu dư dả thời gian thì nên tới các quần thể đền xung quanh như đền trình, đền công chúa Quế Hoa, Đền Quan Tam Phủ, Văn Miểu Bắc Ninh (1 trong 3 Văn Miếu cổ của cả nước ).
Các chị nhớ đi qua đền Trình để lễ trước Gọi là lễ trình vì đó là lễ cáo Thần linh Thổ Địa nơi mình đến dâng lễ. Người thực hành tín ngưỡng cáo lễ Thần linh cho phép được tiến hành lễ tại Đình, Đền, Miếu, Phủ. Sau đó mới vào đền Bà chúa kho.
Trong đền bà chúa có các ban chính là:
- Ban Bà chúa kho
- Ban công đồng- Hội đồng các quan
- Ban sơn trang- Chúa ai quản tài nguyên trên non dưới bển
- Ban mẫu cửu trùng thiên- chủ yếu là giải hạn
- Ban Thờ cô
- Ban thờ cậu: cầu sinh con cái, mong con ngoan học giỏi
2. Viết sớ
Khi vào đền, để cầu cúng thì phải có sớ điệp, sớ phải ghi riêng, của nhà nào thì ghi nhà ấy, không ghi tập trung các thành viên của nhiều gia đình vào một lá sớ. Lá sớ là một tờ trình rất quan trọng để dâng lên các ban trong đền, ghi lại thông tin tin chủ cùng gia đình để tấu lên các thánh, được coi như lời khấn bằng văn bản để thánh thần coi xét lòng thành tâm.
Lưu ý khi chọn người viết sớ hán nôm( quen gọi là sớ chữ nho), Khi chọn thầy viết sớ các bạn thường thích các thầy cao tuổi viết sớ.
Mình muốn lễ ban nào thì yêu cầu các thầy viết ban đó, thông thường mọi người hay viết sớ trình các ban, bà chúa, sơn trang, công đồng ,sớ đền trình...
3. Nghi lễ “vay vốn” Bà Chúa Kho
Nghi lễ “vay vốn” Bà Chúa Kho là một nghi lễ tâm linh nhưng người lễ bái phải thành tâm và giữa đúng lời hứa của mình nếu muốn được Bà ban phát lộc. Người đến vay cần ghi trong sớ rõ ràng là vay bao nhiêu, vay để làm gì và ghi rõ thời gian sẽ trả (tạ lễ) là 1 năm, 2 năm hay 5 năm. Việc vay trả là tùy thuộc vào mỗi người nhưng nên có “vay” thì phải có “trả” dù cho có làm ăn được hay không để thể hiện lòng thành kính.
4. Hướng dẫn sắm lễ 
Đối với những tín chủ kinh doanh đến để vay, trả thì phải có lễ tiền vàng (hàng mã) ứng với số tiền cần vay trả. Ngoài ra mâm lễ phải có những thứ sau:
- Lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có). Lễ chay cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu.
- Lễ Mặn: Gồm gà, lợn, giò, chả… được làm cẩn thận, nấu chín. Lễ này đặt bàn thờ Ngũ vị quan lớn tức là ban công đồng
- Lễ đồ sống: Gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt mồi (một miếng thịt lợn khoảng vài lạng). Tuyệt đối không dùng các đồ lễ sống tại các ban quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ.
- Cỗ sơn trang: Gồm những đồ đặc sản chay Việt Nam, gạo nếp cẩm nấu xôi chè. Lưu ý không được dùng cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả…
- Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Thường gồm oản, quả, hương hoa, gương, lược…, những đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ. Nhưng lễ vật này cầu kỳ, nhỏ, đẹp và được bao trong những túi nhỏ xinh xắn, đẹp mắt.
- Lễ thần Thành Hoàng, Thư điền: Phải dùng đồ chay (giò, nem...) mới có phúc và những lời cầu nguyện được linh ứng.
Chú ý: Khi vào đền để tránh tốn kém các chị nên tự mượn mâp sắp lễ để sắp, tự khấn thành tâm chứ không nên thuê khấn. Cũng không nên mang theo trẻ nhỏ vì trong đền có nhiều bóng giá, không tốt cho các bé.
5. Văn khấn cúng đền Bà Chúa Kho
Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ Chúa Kho Thánh mẫu, cúi xin được phù hộ độ trì.
– Con xin kính lạy Tam giới Thiên chúa cập nhất thiết Thánh chúng.
– Con xin kính lạy Tam phủ công đồng. Tứ phủ vạn linh.
– Con xin kính lạy Thiên tiên Thánh mẫu, Địa thiên Thánh mẫu, Thủy tiên thánh mẫu.
– Con xin kính lạy Đức Chúa kho Thánh mẫu hiển hoá anh linh.
– Con xin kính lạy Đương niên hành khiển chí đức Tôn thần.
– Con xin kính lạy Đường cảnh Thành Hoàng Bản Thổ đại vương.
– Con xin kính lạy Ngũ hổ thần tướng, Thanh bạch xà Thần linh
Hương tử con là:
Ngụ tại:............................................ ...........................
Hôm nay là ngày............................................. ..
Con sắm sửa kim ngân, hương hoa, lễ vật chí thiết một lòng thành tâm dâng lễ, sám hối cầu xin phù hộ cho hương tử con được: gia quyến bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, bách sự cầu được như ý.
Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ Chúa Kho Thánh mẫu, cúi xin được phù hộ độ trì.
6. Hạ lễ
Sau khi kết thúc việc dâng lễ, khấn ở các ban thờ thì đợi hết một tuần nhang, sau đó có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ sớ đem ra nơi hoá vàng để hoá, sau đó mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính. Riêng các đồ lễ ở bàn thờ Cô, thờ Cậu thì không hạ lễ.
Những ngày này du khách từ khắp mọi miền đất nước đến cúng bái rất đông, chị em mình nên chú ý không nên mang nhiều tiền mặt tránh trộm cắp, ăn mặc kín đáo, lịch sự. Không chen lấn xô đẩy, cử xử nơi đền chùa thật lịch sự, văn minh nhé!

Chia sẻ :
(+84) 0819983882

Ms. Hương Quế

+84969323988

Mr Minh Hưng

+84857282888

Mr Hoàng Huân